Chiêu nghi (chữ Hán: 昭儀) là tên gọi một tước vị thời phong kiến và quân chủ của phi tần trong hậu cung thời phong kiến ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam.
Tại Trung Quốc, tước Chiêu nghi được đặt ra từ thời Hán Nguyên Đế Lưu Thích[1].Từ Chiêu nghi mang ý nghĩa [Chiêu kì nghi; 昭其儀]. Trong thời kỳ này, Chiêu nghi là chức danh cao nhất của phi tần, bổng lộc ngang Thừa tướng, tước vị ngang tước Vương của Chư hầu.
Thời nhà Tấn do kiêng húy Tư Mã Chiêu mà không lập tước vị này. Từ thời Ngũ Hồ thập lục quốc mới đặt lại. Bắc Ngụy hậu cung thiết Tả chiêu nghi (左昭仪) và Hữu chiêu nghi (右昭仪), chỉ sau Hoàng hậu.
Thời nhà Đường, tước Chiêu nghi đặt dưới Hoàng hậu cùng 4 tước phi là Quý phi, Thục phi, Đức phi, Hiền phi. Tước Chiêu nghi đứng đầu hàng Cửu tần. Sang đời nhà Tống, tước vị này đứng thứ 8 trong số 17 bậc cung tần ở thuộc hàng Chính nhị phẩm là Thái nghi, Quý nghi, Thục nghi, Thục dung, Thuận nghi, Thuận dung, Uyển nghi, Uyển dung, Chiêu nghi, Chiêu dung, Chiêu viên, Tu nghi, Tu dung, Tu viên, Sung nghi, Sung dung, Sung viên.
Từ cuối thời nhà Minh nhà Thanh trở đi không đặt tước vị Chiêu nghi nữa.
Một số Chiêu nghi nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc:
Ở Việt Nam vào thời nhà Hậu Lê, Chiêu nghi đứng sau Hoàng hậu, Tam phi: Quý phi, Minh phi, Kính phi, đứng đầu Cửu tần: Chiêu nghi, Chiêu dung, Chiêu viên, Tu nghi, Tu dung, Tu viên, Sung nghi, Sung dung, Sung viên, đứng trên 6 chức cung giai: Tiệp dư, Dung hoa, Tuyên vinh, Tài nhân, Lương nhân, Mỹ nhân.
Thời Hoàng đế Gia Long nhà Nguyễn, các thứ bậc nội cung được sắp xếp lại lần lượt là:
Từ thời Hoàng đế Minh Mạng, chức vị Chiêu nghi không còn được sử dụng.
Một số Chiêu nghi nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam: